An Lương: Vất vả cõng con chữ lên nương

0
Rate this post

Nhà tranh nứa lá, các điểm trường cách trung tâm xã 7-9 km đường rừng núi gập ghềnh, phải băng rừng, qua suối,… đó là những khó khăn mà thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) đang phải đối mặt trong nhiều năm qua. Đây là trường được xếp vào diện khó khăn nhất huyện Văn Chấn.

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

Những con đường lầy lội này là ác mộng cho các thầy cô giáo trường tiểu học An Lương (Văn Chấn, Yên Bái)

Rùng rợn đường vào trường tiểu học An Lương

Trường có hơn 400 học sinh chủ yếu là người dân tộc Tày, Dao, Mông, trong đó có hai điểm trường cách xa trung tâm là Suối Giầm và Sài Lương. Riêng điểm trường Sài Lương chưa có phòng học, phải học nhờ trường mầm non. Để tiếp cận được con chữ, các thầy cô giáo và học sinh nơi đây phải vượt qua 7-10 km đường rừng vô cùng nguy hiểm.

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

Phải có người đẩy xe mới đi được

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

Đồng thời đi qua chỗ lầy lội phải hì hụi cạy bùn bám vào bánh

Đường mòn nhỏ, một bên núi, một bên vực sâu, chỉ sơ sẩy một chút là lao mình xuống dưới. Những ngày mưa, đường biến thành ruộng, lún sâu 20 – 30cm, ngày nắng bụi phủ mù mịt. Tuy khó khăn là vậy nhưng học sinh ở đây không bỏ học. Các em chăm chỉ học hành, cuối tuần được nghỉ mới về với gia đình.

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

hết leo đèo

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

…lại sang lội suối

Kể về kỷ niệm của mình, cô giáo Đào Thị C. xúc động: “Do dạy xa nhà nên cô cùng đồng nghiệp bám bản, cuối tuần mới về nhà. Ở điểm trường không có sóng điện thoại nên khi chỉ có một chiếc điện thoại đen trắng, muốn liên lạc với người thân phải chạy ra giữa sân “hứng sóng”. Những lúc muốn nhắn tin cũng phải tranh thủ chạy ra, chạy vào, vừa làm việc vừa để đợi tin nhắn”.

Thót tim khi đi qua cầu treo từ tre nứa của giáo viên trường Nậm Ty B
Những khó khăn, trăn trở của thầy và trò Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương (Yên Bái) cũng là niềm suy tư của thầy Vũ Đình Thanh và giáo viên Trường Tiểu học Nậm Ty B (Sông Mã, Sơn La).

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

Không khác đường lên trường An Lương, đường vào trường Nậm Ty B cũng trong hoàn cảnh tương tự

Thầy Thanh cho biết, mùa hè, một tuần lớp học phải tưới nước 2-3 lần vì nền đất đỏ vụn ra rất bụi. Những ngày mưa, giáo viên phải cho học sinh chạy vào gầm bàn hoặc ngồi vào một góc vì sợ mái nhà rơi vào đầu.

An lương vất vả cõng con chữ lên nươngHọc sinh ở đây là người dân tộc Khơ Mú, Thái có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Mùa đông các em không có quần áo ấm, nhiều hôm thầy trò phải đi kiếm củi về đốt trong lớp cho ấm lên rồi mới học.

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

Học sinh phải đi bộ. Có em nhà xa đi bộ từ mờ sáng nhưng đến lớp thì lớp đã gần tan học, có em đi được nửa đường phải… dừng lại ăn trưa.

Con đường đến trường của giáo viên ở đây vô cùng gian nan. Họ phải vượt 3-4 km đường rừng đến các cơ sở, nhiều hôm mưa to thì phải đi bộ đến trường. Có vô số đoạn đường nhỏ hẹp khiến hai xe máy đi ngược chiều không tránh được nhau hay có đoạn gồ ghề, trơn trượt, không vững tay lái là người và xe ngã nhào. Hình ảnh “ám ảnh” nhất với thầy Thanh và nhiều thầy cô ở đây là cây cầu cheo leo qua suối. Cứ 2-3 tháng, cầu lại rách toạc do được ghép từ tre, nứa.

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

Lớp học của các em vẫn thông thống như vậy, bất kể đông hay hè

Học sinh ở đây cũng vậy, các em phải đi bộ từ 2-8km đường rừng để tới trường. Có em nhà xa đi bộ từ mờ sáng nhưng đến lớp thì lớp đã gần tan học, có em đi được nửa đường phải… dừng lại ăn trưa.Khó khăn là vậy nhưng thầy và trò ở đây vẫn miệt mài bên những lớp học cũ.

Trường tiểu học Nà Ớt: Hãi hùng những con suối hung dữ mùa mưa
Cũng tại Sơn La, Trường Tiểu học Nà Ớt thuộc xã Nà Ớt (Mai Sơn, Sơn La) là trường mới được tách ra từ Trường cấp I, II Nà Ớt. Điều kiện dạy và học của thầy và trò nhà trường còn gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn, cách xa trung tâm huyện hơn 70 km.
Về sĩ số, trường hiện có 554 học sinh thuộc nhiều dân tộc thiểu số khác nhau rải rác ở 17 điểm trường, trong đó các điểm Nà Un, Lung Cuông và Xum Hom hiện nay vẫn chưa có lớp học. Toàn trường có 318 học sinh thuộc diện hộ nghèo, 87 học sinh thuộc diện hộ cận nghèo.

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

Con đường vào trường Nà Ớt (Mai Sơn, Sơn La) chênh vênh bên núi, bên vực

Vài năm trở lại đây, học sinh của trường không nhận được sự hỗ trợ về sách giáo khoa, đồ dùng học tập. Cuộc sống khó khăn, nỗ lực kiếm tìm con chữ của các em càng thêm khó khăn.

An lương vất vả cõng con chữ lên nươngĐường đến trường của thầy và trò nơi đây cũng khó khăn không kém khi phải vượt qua nhiều km đường rừng, khó đi, vượt qua nhiều đoạn suối. Những ngày mưa nếu không cẩn thận có thể bị cuốn trôi cả người và xe.

An lương vất vả cõng con chữ lên nương

…và phải đi qua suối. Những con suối này rất hung dữ vào mùa mưa

An lương vất vả cõng con chữ lên nươngTrên đây chỉ là ba trong số rất nhiều trường vùng cao trên cả nước có điều kiện khó khăn, xa trung tâm. Năm học mới 2015-2016 đang đến rất gần, bên cạnh nỗi lo về cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn thì những cung đường trải gập ghềnh bên triền núi, những cơn mưa rừng cũng là nỗi khiếp đảm với thầy cô và học sinh vùng cao…

Nguồn: Infonet

Ý kiến tham luận

Welcome

Share.

About Author

Chuyên trang thông tin văn hóa, thể thao, thắng cảnh, ẩm thực Yên Bái.BTQ hi vọng đây sẽ là 1 sân chơi bổ ích dành cho các bạn, BQT mong muốn nhận được những chia sẻ về nơi mình sống, những nét đẹp văn hóa...Mọi đóng góp xin gửi đến mail: info@dulichsuoigiang.com, Xin chân thành cảm ơn!