Dư âm về Tây Bắc

0
Rate this post

Người trực tiếp lái xe đưa chúng tôi trong chuyến đi Tây Bắc này là thượng tá, giảng viên văn hóa của Trường đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội tên Thảo.

Các cô gái thái xúng xính trong hội xòe.

Các cô gái thái xúng xính trong hội xòe.

Người trực tiếp lái xe đưa chúng tôi trong chuyến đi Tây Bắc này là thượng tá, giảng viên văn hóa của Trường đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội tên Thảo. Cái tên thì phụ nữ nhưng anh lại là một người vóc dáng to cao, vạm vỡ. Thì ra cầm tay lái trên cung đường lắm đèo, nhiều dốc, lắm khúc cua tay áo khá nguy hiểm này cần phải những người như vậy. Tưởng chuyến đi nguy cơ không thành vì cả đêm trước kéo đến tận sáng hôm sau mưa như trút. Nhưng may, giữa trưa thì trời hửng. Chỉ sau mấy phút ý ới là mọi người đã có mặt háo hức chờ được lên dự hội xòe Thái – Mường Lò và ngắm ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

vuon-qua-bac-ho-2Chiếc xe con với vận tốc luôn giữ ở mốc 50 – 60km/h nhưng êm như ru xuyên qua Trung Hà, Thanh Thủy, Thu Cúc, Văn Chấn… trên 200 cây số, khởi hành lúc 2 giờ chiều mà mới hơn 6 giờ tối đã đến thị xã Nghĩa Lộ. Lúc đi trên đường, Thảo cho biết đã điện báo cơm chiều và nơi nghỉ, việc ăn chiều thì chắc chắn nhưng còn nơi nghỉ thì phải đến nơi rồi tính vì nghe nói đang vào những ngày hội nên tất cả nhà nghỉ, khách sạn, thậm chí  có những khách sạn 3, 4 sao cũng đã được khách đăng ký trước hết cả. May chị Loan, giảng viên Trường Văn hóa Bộ Nội vụ, thành viên trong đoàn thông báo là chỗ nghỉ thì yên tâm vì chị đã nhờ một người bạn sống trên đó đặt chỗ trước rồi.
Thế là ổn. Chúng tôi được Thảo đưa thẳng tới một nhà hàng mà vừa dừng xe đã thấy một thanh niên chạy ra hỏi, các cô chú có phải khách của chị Huân? Rồi anh mời chúng tôi vào. Bấy giờ Thảo mới cho biết, tối nay lãnh đạo Nghĩa Lộ mời cơm. Thì ra anh Thảo và chị Huân, Bí thư Thị ủy thị xã Nghĩa Lộ quen biết nhau lâu rồi. Lúc sau chị Huân bước vào thân mật chào hỏi chúng tôi. Tôi tò mò, một người lãnh đạo cao nhất của cái thị xã miền núi nổi tiếng này lại là một phụ nữ có thể nói là khá đẹp, nhẹ nhàng và lịch thiệp như một nhà ngoại giao. Càng lúc khi vào chuyện thì chị càng tỏ ra là một người hiểu biết và tâm huyết với công việc, với văn hóa dân tộc, với địa phương. Tôi cứ tưởng chị là người Kinh nhưng hóa ra chị là người dân tộc Thái đen, tên họ đầy đủ của chị là Lò Thị Huân, dân địa phương nhiều đời. Chị tiếc cho chúng tôi là không được xem hội xòe mà chị nói là đại xòe, vì hôm chính hội mới vừa kết thúc có tới trên 1.200 người tham gia, không kể còn có trên 200 diễn viên, học sinh diễn trên sân khấu. Nghe những gì chị nói thì mọi người hiểu ngay chị là người vô cùng yêu và say văn hóa – nghệ thuật truyền thống của người Thái. Chị cặn kẽ giải thích cho chúng tôi hiểu hơn về xòe.

huong-anh-2Chị còn kể, trước đây ít lâu chị còn sang nói chuyện và trực tiếp trao đổi với các bạn bên Thái Lan. Cũng là xòe nhưng để thấy cái hay, cái độc đáo của mỗi nước. Hóa ra chị có tham gia trong nhóm nghiên cứu khoa học về nghệ thuật xòe Thái, một công trình nghiên cứu quốc gia. Bây giờ xòe đã hiện diện thường xuyên trong ngày đầu tuần tại các trường học và nhiều cơ quan ở Nghĩa Lộ. Khi tôi nói cách đây 40 năm đã từng lên công tác tại đây thì chị Huân ngạc nhiên: “Khi ấy cháu mới khoảng 10 tuổi”. Anh thanh niên đón chúng tôi là người Văn phòng Thị ủy thì nói: “Khi ấy cháu còn chưa ra đời”.

Say đắm trong những điệu xòe.

Say đắm trong những điệu xòe.

Nghe nói chị Lò Thị Huân từng giữ các cương vị cao nhất ở thị xã này đã nhiều năm, từ cán bộ lên Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND và bây giờ là Bí thư Thị ủy. Tôi nghĩ, chị Huân có thể về tỉnh, về trung ương công tác, nhưng chị lại tâm sự muốn gắn bó với mảnh đất cha sinh mẹ đẻ. Chị đã từ bản làng ra đi để mong đổi đời. Nay bản thân yên ổn rồi thì chị chỉ muốn đem kinh nghiệm làm giàu cho mọi người dân Mường Lò. Phải nói, so với 40 năm trước đây thì bây giờ Nghĩa Lộ thay đổi nhanh quá. Cứ như giữa một phố thị sầm uất. Có khách sạn sang trọng mà nhìn nó cảm giác như đang trên phố Tràng Tiền – Hà Nội. Nhưng người nước ngoài lên đây du lịch thường thích vào nhà dân ăn nghỉ vì họ muốn được sống những ngày thật ý nghĩa, bởi thế ở đây bây giờ loại hình dịch vụ du lịch này đang được khuyến khích phát triển.

tuan-le-van-hoa-muong-lo-2015-62

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà trao QĐ công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể múa xòe Mường Lò cho lãnh đạo UBNF thị xã Yên Bái và đại diện – nghệ nhân dân gian Lò Văn Biến, Bà Lò Thị Huân.

Không may mắn được dự đại xòe nhưng qua chị Huân, chúng tôi đã hình dung phần nào về vẻ đẹp của xòe Thái và bỗng dưng mọi người ai cũng như đem lòng yêu nó.
Muốn nói chuyện thêm với nữ bí thư thị xã đẹp, lịch lãm và hiểu biết rộng ở nhiều lĩnh vực nhưng vì 5 giờ sáng mai đoàn đã phải lên đường đi Mù Cang Chải nên đành phải bịn rịn chia tay. Hy vọng chiều ngày mai trở về chúng tôi sẽ có dịp gặp và nói chuyện thêm nhưng rất tiếc chị đã đi công tác vắng. Càng ân hận vì tối qua đã không kịp xin phép chị để có được một tấm hình kỷ niệm chung giữa chị và đoàn. Liệu biết đến bao giờ mới có dịp trở lại?

tuan-le-van-hoa-muong-lo-2015-69Lý do hôm sau phải đi sớm vì là ngày hội nên trên đường có thêm hàng trăm, hàng ngàn ôtô, xe máy mang biển số Hà Nội và các tỉnh thành, có cả người nước ngoài nhưng nhiều nhất là cánh trẻ rủ nhau từng đôi, từng đôi đi phượt quãng đường đèo dốc vài trăm cây số. Có một số người cao tuổi nhưng họ đều là những dân chụp ảnh, quay phim hoặc tham gia câu lạc bộ nhiếp ảnh. Nhiều đoạn xe chạy như bò trên đường.

tuan-le-van-hoa-muong-lo-2015-73
Buổi sáng mát mẻ nên dễ chịu mà phần còn vì ấn tượng với ông chủ nhà nghỉ có tên Việt Trung. Mặc dù những ngày này Nghĩa Lộ cháy phòng trọ nhưng khi thanh toán ông vẫn thu theo giá cũ, chỉ với 150.000đồng/phòng, không lấy cớ để chặt chém khách. Cảm giác người dân đã có sự chỉ đạo của chính quyền? Đường tấp nập, rộn ràng nhưng không chen lấn, to tiếng, lạng lách. Đúng là đi hội các dân tộc. Khi đến xã Tú Lệ, vùng đất tập trung người Mông thì trời nắng rực rỡ. Sáng nay trên đỉnh Khau Phạ thấy thông báo có tổ chức biểu diễn dù lượn nên người dân các bản đổ về đông chật kín đường. Rực rỡ sắc màu, nhất là từ các cô gái Mông hoa trong các bộ áo váy lộng lẫy càng như tô điểm thêm cho vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc. Chúng tôi dừng lại Tú Lệ ăn sáng. Lại thêm một dịp thích thú. Có đến nơi đây chúng tôi lần đầu mới được thưởng thức ẩm thực đặc sản ấn tượng không thể quên. Nào nhộng ong đất rang, rau ban xào, chim én rang, bánh chưng nếp cẩm… mà khi trở lại thị xã hỏi thì các cửa hàng ăn đều nói không phải dễ có.

tuan-le-van-hoa-muong-lo-2015-69
Một khoảng trời Tây Bắc

mam-xoi-la-pan-tan-mu-cang-chai-nhin-tu-fply-cam

Ruộng bậc thang mâm xôi nhìn từ flycam

Rất nhiều quán hàng của người dân tộc địa phương thấy bầy bán các đặc sản như rượu táo Mèo, rượu ong đất, mật ong rừng và nhất là cốm Tú Lệ. Đã từng thưởng thức cốm làng Vòng nổi tiếng nhưng khi được nếm thử cốm Tú Lệ lại cho ta cảm giác tuyệt vời khác hẳn vì cốm ở đây không chỉ hấp dẫn bởi màu xanh ngọc bích mà còn bởi vị bùi ngậy và nhất là mùi thơm quyến rũ của nó. Chả thế không bảo nhau mà thấy người nào cũng xuống mua một vài cân về để làm quà cho gia đình.

Bé 'khoai Tây,' 5 tuổi - con của một nữ phi công, theo mẹ từ Sài Gòn ra Bắc và lên tận Mù Căng Chải xem mẹ lượn dù.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Bé ‘khoai Tây,’ 5 tuổi – con của một nữ phi công, theo mẹ từ Sài Gòn ra Bắc và lên tận Mù Căng Chải xem mẹ lượn dù.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

Suốt dọc đường từ Tú Lệ lên Mù Cang Chải, từ trên cao nhìn xuống thung lũng luôn hiện ra một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ kéo dài đầy lãng mạn. Nhìn không chán mắt. Hình như trên môi mọi người chỉ nghe thấy thốt lên duy nhất các từ: Đẹp, Đẹp quá, Tuyệt vời! Có ai đó liên hệ, cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ thế này mà tiếc cho nhiều thanh niên thành phố. Hẳn tâm hồn các em sẽ nghèo đi vì suốt ngày không chịu xa rời mắt khỏi những tiện nghi công nghiệp, những vi tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Từ trên đỉnh Khau Phạ nhìn xuống lòng thung đang rực một màu vàng lúa chín, ai ai đến đây đều phải dừng chân cố tìm một góc, một cảnh, một tư thế để hy vọng có một bức hình nhớ đời với hùng vĩ núi rừng Tây Bắc.

bay-tren-mua-vang-40Gọi là lên tham quan ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, nhưng không phải ở huyện lỵ mà tập trung vẻ đẹp của nó lại ở phía Háng Sung – La Pán Tẩn, cách thị trấn mươi cây số. Từ khúc ngoặt Háng Sung lên tới chân ruộng bậc thang nổi tiếng mâm xôi người khỏe đi bộ cũng phải vài chục phút, đấy là đi nhanh. Nếu không đủ sức hoặc muốn khỏi mất thời gian thì chỉ còn cách duy nhất là thuê xe ôm. Dưới chân dốc luôn có hàng trăm chiếc xe như vậy. Không thấy cảnh   tranh giành, cãi cọ, to tiếng. Người và xe cứ lần lượt xếp hàng, chỉ khi có khách yêu cầu trực tiếp thì họ mới cho xe ra. Lái xe ôm ở đây phải là những chàng trai Mông khỏe mạnh, nhanh nhẹn, am hiểu địa hình với những chiếc xe được thiết kế đặc biệt. Đó là phải quấn thêm cho bánh sau một vòng xích chắc chắn để bám đường, mà không thế xe không thể lên nổi dốc, nhất là khi gặp trời mưa trơn ướt như mấy ngày qua.

Tình yêu Mù cang chải.

Tình yêu Mù cang chải.

Có người nhìn dốc dựng đứng chênh vênh sợ không dám lên. Để rồi ân hận và tiếc nuối lúc mọi người tham quan trở xuống hết lời ca ngợi cảnh đẹp có một không hai nơi những thửa ruộng bậc thang có hình mâm xôi tuyệt vời mà họ được thấy tận mắt, đã có cho mình những giây phút được thăng hoa cùng đất trời. Đôi khi để có những giây phút thần tiên có một không hai đó thì mỗi người cũng rất cần thêm cho mình một chút can đảm, mạnh mẽ.

bay-tren-mua-vang-72Với riêng tôi, người ở tuổi bảy mươi nhưng vẫn còn một chút liều khi dám ôm lưng một chàng trai Mông hiền lành, ít nói leo lên tận đỉnh điểm tham quan, cố cho mình một kỷ niệm trên kỳ quan thảm lúa vàng Tây Bắc. Trước khi lên đây tôi đã từng được ngắm rất nhiều tấm hình chụp cảnh quan này và tôi đã từng ngơ ngẩn vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây nhưng khi trực tiếp được chiêm ngưỡng bằng chính đôi mắt của mình thì tôi bỗng nhận ra, dù tài năng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh hay của một họa sĩ tài danh có thế nào chăng nữa thì phong cảnh thiên nhiên kỳ thú nơi đây vẫn đẹp đẽ và hấp dẫn hơn lên rất nhiều khi được trực tiếp thưởng ngoạn bằng chính tình cảm của mình trước thiên nhiên.

Cánh dù lượn trên mùa vàng Mù Cang Chải.

Cánh dù lượn trên mùa vàng Mù Cang Chải.

Người dân địa phương cho biết, lúa trên các nương đã chín vàng, nhưng chính quyền nói người dân hãy nán chậm thu hoạch thêm một ngày để du khách được tận mắt thấy cảnh đẹp. Chỉ còn một ngày thôi nên hôm nay khách tham quan rất đông. Khi chúng tôi bịn rịn rời Mù Cang Chải, tôi thấy có những khẩu hiệu trưng ngang đường “Mù Cang Chải, điểm đến thân thiện và an toàn” thì tôi hoàn toàn tin chắc rằng, đây không phải chỉ là khẩu hiệu.
Bài: Huy Thắng, Ảnh : St

Ý kiến tham luận

Welcome

Share.

About Author

Chuyên trang thông tin văn hóa, thể thao, thắng cảnh, ẩm thực Yên Bái.BTQ hi vọng đây sẽ là 1 sân chơi bổ ích dành cho các bạn, BQT mong muốn nhận được những chia sẻ về nơi mình sống, những nét đẹp văn hóa...Mọi đóng góp xin gửi đến mail: info@dulichsuoigiang.com, Xin chân thành cảm ơn!