Tìm hiểu Sàn hoa Hạn Khuống trong văn hóa Thái Mường Lò

0
Rate this post

“Hạn Khuống” còn gọi là Sàn hoa Hạn Khuống – Một sân chơi dành riêng cho giới trẻ chưa lập gia đình. Đây là sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cổ truyền độc đáo của người Thái Mường Lò vùng Tây Bắc.

Xem thêm:

Yên Bái đề nghị công nhận Hạn Khuống là di sản văn hóa phi vật thể

hat-khuong-van-hoa-thai-muong-lo-tay-bac-7
Hạn Khuống là hình thức diễn xướng sân khấu sơ khai ngoài trời, nơi trai gái đua tài qua các bài hát giao duyên. Sàn Hạn Khuống thường được mở trong các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Thái vùng Mường Lò- Nghĩa Lộ – Yên Bái vào những ngày đầu Xuân năm mới hoặc ngày Rằm tháng Giêng. Những năm gần đây, Lễ hội Hạn Khuống của vùng Mường Lò thường được tổ chức tại xã Nghĩa An, nơi có hơn 98% đồng bào dân tộc Thái sinh sống.

hat-khuong-van-hoa-thai-muong-lo-tay-bac-7
Theo tiếng Thái, hạn có nghĩa là sàn, khuống là sân. Hạn khuống là một sân khấu nhỏ bằng tre nứa được dựng ở giữa bản có chiều dài khoảng 6 mét, rộng 4 mét và cao khoảng hơn 1 mét, xung quanh có những chấn song, có một cửa ra vào và lên xuống bằng cầu thang có từ 3 đến 5 bậc. Ở giữa sàn có một bếp lửa, cạnh bếp lửa người ta dựng cây vũ trụ, tiếng Thái gọi là cây “Lắc say” giống như cây nêu ngày Tết.

hat-khuong-van-hoa-thai-muong-lo-tay-bac-7
Sàn Hạn Khuống phải làm thật chắc bởi trên sàn bày đủ thứ đồ cho trai làng, gái bản trổ tài khéo tay như: Vòng quay, khéo sợi, đan lát, thêu thùa…Số lượng trai gái tham gia Hạn Khuống không giới hạn, thường mỗi lần hát thì có khoảng từ 7 – 10 đôi.

hat-khuong-van-hoa-thai-muong-lo-tay-bac-7
Nghệ nhân văn hóa dân gian Điêu Thị Xiêng, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho biết: “Cái tổ chức vui chơi hạn Khuống này để chơi các cuộc chơi cộng đồng rất là quan trọng và rất cần phải có cho nên là từ xưa truyền lại cái hạn khuống là truyền cho con, cho cháu để biết được lời hát, lời khắp của nó biết là có ý nghĩa trong cuộc sóng của con người từ đó giáo dục cho lớp thế hệ thanh niên và cao niên”.

hat-khuong-van-hoa-thai-muong-lo-tay-bac-7
Ở Hội Hạn Khuống, hằng đêm trai gái đến đây tỏ tình qua những lời hát đối đáp, thể hiện tài se tơ kéo sợi, thêu thùa, tìm hiểu nhau qua tài năng ăn nói, tài thổi khèn, thổi sáo. Hạn Khuống là nơi bày tỏ khát vọng tự do, khát vọng sống, vươn tới những ước mơ cao cả của con người.

hat-khuong-van-hoa-thai-muong-lo-tay-bac-7

Chị Cầm Thị Thiện, Bản Lè 1, phường Trung Tâm, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho biết: “Từ khi sinh ra mình đã được nghe bà, mẹ hát và đi xem hội Hạn Khuống, ở đó thì trai gái hát đối đáp với nhau, trao duyên với nhau trong mùa xuân đặc biệt là ngày lễ tết. Bản thân mình cũng rất hay tham gia hội Hạn Khuống để mong tìm được một người bạn trai để xây dựng gia đình”.

hat-khuong-van-hoa-thai-muong-lo-tay-bac-7
Sau mùa Hạn Khuống, nhiều đôi trai gái đã nên duyên, bén nghĩa vợ chồng. Hạn Khuống chính là linh hồn của bản làng người Thái Mường Lò, tượng trưng cho sự no ấm, phồn thịnh và hạnh phúc. Hình thức sinh hoạt văn hóa, vui chơi độc đáo này đang được tỉnh Yên Bái phục dựng, bảo tồn và phát triển trên vùng đất Mường Lò, vùng quê tổ của tộc người Thái đen.

Nghệ nhân văn hóa dân gian Điêu Thị Xiêng cho biết: “Trong thời gian tới này, tôi mong muốn làm sao được hàng năm được tổ chức vui Hạn Khuống và cho thế hệ trẻ tiếp nối hết lớp này đến lớp trẻ khác, từng năm truyền lại cho các thể hệ trẻ như thế mới không bị mai một”Phục dựng Hạn khuống là bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc Thái Mường Lò góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của các dân tộc trên quê hương Yên Bái.

 

Ý kiến tham luận

Welcome

Share.

About Author

Chuyên trang thông tin văn hóa, thể thao, thắng cảnh, ẩm thực Yên Bái.BTQ hi vọng đây sẽ là 1 sân chơi bổ ích dành cho các bạn, BQT mong muốn nhận được những chia sẻ về nơi mình sống, những nét đẹp văn hóa...Mọi đóng góp xin gửi đến mail: info@dulichsuoigiang.com, Xin chân thành cảm ơn!