Nghĩa Lộ: Vào Nậm Đông khám phá món Bọ Hung

0
Rate this post

Cả tháng trời nay, bản Nậm Đông (xã Nha An, huyện Văn Trấn, Yên Bái) thưa thớt bóng trai. Đang độ vào mùa, “theo dấu chân cha ông, từng ngày”, những đôi chân trần xứ Thái đang hì hục mãi trên lưng núi tìm bắt những con bọ hung đen trũi, béo núc.Trước là để kiếm bữa tươi cải thiện, sau là để mang ra chợ thị xã bán lấy tiền thêm thu nhập cho gia đình.

7-mon-an-danh-cho-nguoi-dung-cam-khi-den-yen-bai-bo-hung3

Êm Hen tỉ mẩn nhặt bọ hung.

Bội thu bọ hung

Nhặt vội một con bọ hung vừa bò khỏi tấm lá dong, êm Lò Thị Hen đon đả mời: “Mua bọ hung đi! Ngon lắm! Nhà “êm” (tức “mẹ” trong tiếng Thái) mới bắt sáng nay đấy. Tất cả vẫn còn sống nguyên đây này”. Thoáng thấy nét e ngại trên gương mặt những vị khách phương xa, êm phân trần: “Ngại bẩn chứ gì? Không bẩn đâu, biết làm thì sạch mà ngon lắm. Hay ngại hôi? Bọ hung không hôi mà. Chiên lên, thơm lừng ý chứ!”.

kham-pha-mon-bo-hung-kinh-dien-cua-nguoi-thai-4
Bị lôi cuốn bởi lời mời chào của người phụ nữ Thái Đen, chúng tôi đồng ý mua nhưng với điều kiện phải về nhà êm để xem tận tay êm chế biến – “Thế phải đợi êm bán nốt chỗ bọ hung này đã. Đêm qua mưa to, bọ hung hôm nay bắt được nhiều mà béo, bán được giá lắm”- êm Hen hí hửng.

Xem thêm:

Thưởng thức món cá hấp lá vả

Thưởng thức 7 món đặc sản tây bắc chỉ dành cho người can đảm

Món rau rừng tây bắc 

Món cá Pa Pỉnh Tộp

Lên Yên Bái thưởng thức món nhót cả trăm ngàn đồng một kg

Theo người dân trong vùng, bọ hung ngon là những con bọ hung to cộ, lưng núc thịt, thân đen trũi, đầu bè, chân gai. “Đầu càng bè, chân càng lắm gai tức là con bọ hung ấy càng làm việc nhiều, càng khỏe. Những con này thịt sẽ săn hơn, ăn ngậy và ngon hơn”- êm Hen phân tích.

7-mon-an-danh-cho-nguoi-dung-cam-khi-den-yen-bai-bo-hung5

Những con bọ hung đầu b, chn gai, lưng nơc thịt.

Nằm khép nép ở một góc chợ Mường Lò, “quán hàng” của êm Hen hôm nay đông vui đáo để. Khách hàng của êm chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông… Không cần cân, chẳng phải mặc cả, người bán cứ rải bọ hung theo từng mớ trong những chiếc lá dong rồi ra giá. Người mua chọn rồi mua. Êm Hen hôm nay có độ chục mớ, mỗi mớ ước độ vài lạng, giá 20.000 đồng/mớ.

kham-pha-mon-bo-hung-kinh-dien-cua-nguoi-thai-1

Những con bọ hung sống ngâm trong nước gạo.

“Bọ hung không đắt lắm mà ăn cơm cũng ngon, uống rượu cũng ngon nên hôm nay tao mua về để nhà ăn. Cả tháng nay nhà tao không có bữa thịt nào rồi. Toàn ăn cơm với măng không thôi à. Đang ngày mùa, mệt lắm. Có lúa rồi, có tiền rồi, mua bọ hung về ăn. Mà ăn thịt này vào là mai làm khỏe như bọ hung ấy à”- anh Giàng A Tủa (Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái), khách hàng của êm Hen, hí hửng vì “bữa cơm có thịt” trưa nay.

kham-pha-mon-bo-hung-kinh-dien-cua-nguoi-thai-2

Những con bọ hung sống ngâm trong nước gạo.

Đi dạo chừng một đôi giờ đồng hồ quanh chợ, lúc quay lại, êm Hen đã bán hết chỗ bọ hung. Vừa dọn đống lá dong đang la liệt trên nền chợ, êm vừa hào hứng kể chuyện: “Hôm nay bán được tới gần 200.000 đồng. Nhà êm có mỗi mảnh nương nhỏ nên trồng trọt chả được là bao. Nhưng nhà lại gần rừng vầu, bọn trẻ con trong bản hay lên đấy thả bò. Mà bò thì thải ra phân. Thế là tha hồ bọ hung. Song phải vào đầu mùa mưa, bọ hung mới nhiều và béo!”.

kham-pha-mon-bo-hung-kinh-dien-cua-nguoi-thai-6

Sau khi nhặt, bọ hung được rửa lại với nước gạo 3 lần.

“Sống nhờ côn trùng”
Gằn lên những tiếng khục khặc, chiếc xe Win cà tàng của ải (cha) Lò Văn Thái, chồng của êm Hen chở vợ nhọc nhằn lắc lư trên con đường lạo xạo đất đá từ thị trấn Nghĩa Lộ tới bản Nậm Đông.

Đoạn đường bám sông độ 10 km trúc trắc gồ ghề, song lại mang vẻ đẹp ban sơ. Bên đường, suối Nậm Đông vẫn dạt dào khúc ca của ngọn núi già không có tuổi. Trên đầu, nắng trưa Hè lung linh dát vàng lòng suối, làm ướt mềm vai áo lữ khách, hòa ngọt lịm tiếng ca trong veo của con họa mi trên cành sa mộc…

kham-pha-mon-bo-hung-kinh-dien-cua-nguoi-thai-5
Sỏi đá chẳng cản nổi bước chân người, chúng tôi tới bản Nậm Đông đầu giờ chiều. Thôn bản vắng hoe. “Không phải ngủ trưa đâu. Đang ngày mùa, người trong bản lên nương cả. Nhà nào ít hay không có nương thì lên rừng bắt bọ hung rồi. Đang vào mùa bọ hung mà” – ải Lò Văn Thái, chồng êm Hen cho biết.

7-mon-an-danh-cho-nguoi-dung-cam-khi-den-yen-bai-bo-hung2
Về đến nhà, êm Hen đổ vội chỗ bọ hung vào nước gạo. Êm cho hay, làm vậy để chúng tiết ra cho hết những chất bẩn. Ngâm nước gạo chừng độ nửa tiếng, chúng tôi cùng êm nhặt bọ hung. Đầu tiên là bẻ lớp cánh, sau đó là vặt phần giáp bên ngoài bụng của bọ hung. Theo lý giải của êm Hen, làm vậy sẽ bỏ phần màng cứng của con bọ hung và làm sạch được hết những phần có thể mắc bẩn. Đây là bước công phu và mất nhiều thời giờ nhất.

7-mon-an-danh-cho-nguoi-dung-cam-khi-den-yen-bai-bo-hung

Bọ hung chiên thơm ngậy.

Sau khi vặt cánh, vỏ bụng, phần lưng bọ hung hiện ra những thớ thịt trắng ngần. Nhặt tỉ mẩn từng con bọ hung xong, êm Hen lại mang mớ bọ hung ra rửa nước gạo ba lần nữa. “Thấy chưa, êm đã bảo biết làm là sạch lắm mà. Cách này nhiều đời nay người Thái đã làm rồi. Hôm nọ, có cậu nghe đâu là đầu bếp ở tận thị xã xuống đây học cách làm của êm đấy.”- êm Hen tự hào khoe.

7-mon-an-danh-cho-nguoi-dung-cam-khi-den-yen-bai-bo-hung4

Thành quả là đây. Mời cả nhà cùng thưởng thức.

Trong khi đó, ải Thái đã chuẩn bị sẵn chảo mỡ nóng sôi trong gian bếp đen quạnh bồ hóng. Đổ cả tô to bọ hung đã nhặt vào chảo, ải Thái chao qua chao lại liên hồi. Tiếng củi đun lách tách, tiếng mỡ xì xèo, quyện với hương đượm đượm của những con bọ hung chiên giòn khiến những vị khách lạ cảm thấy căn bếp ở khu rừng xa xôi thân quen lạ.

Đổ chảo bọ hung đã chín vàng, thơm nức lên phiến lá dong, ải Thái không quên để thêm vài miếng măng cay cùng dăm chiếc lá chanh. Ải dặn: “Bọ hung là phải cắn cùng lá chanh nguyên thớ uống với rượu táo mèo mới sâu. Chứ như cậu đầu bếp ở thị xã xuống đây học làm, bảo trên ấy làm bọ hung rắc lá chanh thái chỉ thì vứt! Ở đây nhiều đời làm món bọ hung nên ải rành lắm. Bản này sống nhờ côn trùng mà”.

Gói thêm chút nếp thơm vào lá dong cho khách phương xa, êm Hen tiếp lời: “Trong bản vẫn nói đùa là bọ hung nuôi người. Mà chẳng riêng bọ hung, vùng này quanh năm đều có thứ để bắt ăn: tháng 3, 4 là bọ xít nhãn, tháng 8, 9 là dế mèn, tháng 10, 11 là cào cào. Cái gì cũng ngon nếu biết làm”.

Êm cũng chia sẻ, nhà êm có tất thảy ba đứa con, trong khi chẳng có mấy ruộng nương. Song trời sinh voi, trời sinh cỏ, cả ba đứa con êm pạ đều lớn khôn và trưởng thành nhờ những con côn trùng bé nhỏ ấy…

Bọ hung chiên có cái đầu bè, đôi chân gai giòn tan, cái lưng ụ thịt ngầy ngậy ngọt thỉu. Nhâm nhi cùng chén rượu táo mèo đượm sắc cùng vị ngăm ngăm của lá chanh, vị cay “xé lưỡi” của măng ớt trong hương rừng tinh khôi là cảm giác phiêu linh lạ kỳ…

Bên bờ Nậm Đông, trong chiều Hè nắng mật hôm ấy, có những kẻ say bọ hung quên lối về.

Nguồn: thanhnien

Ý kiến tham luận

Welcome

Share.

About Author

Chuyên trang thông tin văn hóa, thể thao, thắng cảnh, ẩm thực Yên Bái.BTQ hi vọng đây sẽ là 1 sân chơi bổ ích dành cho các bạn, BQT mong muốn nhận được những chia sẻ về nơi mình sống, những nét đẹp văn hóa...Mọi đóng góp xin gửi đến mail: info@dulichsuoigiang.com, Xin chân thành cảm ơn!