Trấn Yên: Chờ betong hóa, dân làm đường “botong tre”

0
Rate this post

Trên mạng xã hội đang chia sẻ những hình ảnh về một con đường khác thường ở Yên Bái. Bức ảnh được một người tham gia làm đường chụp và chia sẻ ngày 23/9 trên Facebook.Người đăng tải bức ảnh này cho biết cùng người dân làm đường “bê tông tre” để có đường sạch cho các em đến trường. Tuy không được bê tông hoá, thì cũng sạch đôi bàn chân mỗi khi mưa về.

Từ ngày làm được đường bê tông tre, việc đi lại của người dân đã thuận lợi hơn .

Từ ngày làm được đường bê tông tre, việc đi lại của người dân đã thuận lợi hơn .

Những con đường bê tông tre, nếu sử dụng hợp lý sẽ bền 6 tháng đến 1 năm tùy thời tiết, nếu tre được ngâm và xử lý mối mọt có thể bền đến vài năm.Một con đường bê tông ximăng kiên cố hiện vẫn là ước mơ của rất nhiều người dân các địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Yên Bái. Trong khi chờ đợi những con đường bê tông đúng quy chuẩn, để chống lại sự lầy lội, gập ghềnh của những con đường đất, người dân thôn 3, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên đã có một sáng kiến hay, đó là dùng thân cây tre để cứng hóa mặt đường, hình thành nên con đường mà người dân địa phương gọi vui là “con đường bê tông tre”.

Thôn 3, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là nơi quần cư của 106 hộ gia đình người Tày, với trên 400 nhân khẩu. Dẫn vào thôn là những đoạn đường nhỏ men theo các thửa ruộng với chiều dài khoảng một cây số rưỡi. Tất cả đều là đường đất, ngày mưa cực kỳ lầy lội, bẩn thỉu, qua lại rất khó khăn.

Người dân thường xuyên tu sửa, làm mới "con đường" .

Người dân thường xuyên tu sửa, làm mới “con đường” .

Một năm có đến 3 tháng người dân phải gửi xe máy ở ngoài đường lớn để lội bộ về nhà, học sinh đến trường thì lấm lem vì bùn đất đặc quánh mỗi bước chân… Trước khi nghĩ ra cách làm “con đường bê tông tre”, hành trình từ thôn 3 ra trung tâm xã thực sự là một nỗi hãi hùng vào mỗi ngày mưa.

Chị Phạm Thị Tuyết Mai, người dân trong thôn kể: “Trước đây thì khổ lắm, năm ngoái năm kia con còn bé, lưng cõng con, tay xách xô nước đưa con đến trường rồi rửa chân tay cho con. Có lúc ngã không dậy được ý. Ở đây ai cũng phải cõng con, 5 tuổi rồi cũng phải cõng vì sợ nó đi không được, bị trơn ngã rồi lấm bẩn hết. Nói chung là rất khổ, xe cộ thì không bao giờ mang về được đến nhà, cứ vứt ở ngoài đường kia kìa”.

Để khắc phục tình trạng lầy lội, vài năm trước, thôn 3 vận động nhân dân đóng góp tiền để mua đá dăm trải đường. Tuy nhiên, do nguồn đóng góp hạn hẹp nên chỉ có một phần đường được trải đá, các đoạn đường khác vẫn rất bẩn. Trăn trở, bàn bạc nhiều lần, người dân trong thôn mới nghĩ ra cách dùng thân cây tre làm phản trải đường. Trước đây, người dân trong xã vẫn thường đan các phên tre để trải trên ngõ nhà mình. Nay để trải trên đường lớn thì các phên tre sẽ phải đan rộng hơn, bản to hơn, thanh tre phải dày dặn hơn.
Sau khi thống nhất ý kiến, cả chục hộ dân bắt tay vào việc. Hàng trăm cây tre đã được chặt hạ, bổ dọc, vót thành thanh dài rồi đan lại thành từng phên khổ 1,5×3 mét. Sau khi san gạt mặt đường cho phẳng phiu hơn, các tấm phên được trải lên trên thật ngay ngắn rồi khớp nối lại.

Vậy là tuyến đường hàng trăm mét được khoác lên mình tấm áo mới. Xe máy đi không bị bắn bẩn, trơn trượt; các cháu học sinh đi học về hay người dân ra thăm đồng cũng không bị bùn bẩn dính vào quần áo. Từ ngày có con đường bêtông tre, sinh hoạt của người dân trong thôn rất thuận tiện, không còn phải gửi xe ngoài đường, việc đi lại thông suốt…

Ông Trần Đức Hưởng, Trưởng thôn 3, xã Hưng Khánh cho biết: “Ở đây có anh Dũng phát minh ra, rồi hiến kế, sau khi bàn bạc thì chúng tôi vận động người dân đóng góp tre để làm đường đi lại cho thuận tiện chứ cũng không có gì to lớn cả. Đi trời mưa thôi, trời nắng thì lại gỡ ra, sửa chữa lại, cũng được một thời gian”.

Những con đường bê tông tre, nếu tính toán và sử dụng hợp lí sẽ có độ bền 6 tháng đến 1 năm tùy thời tiết, nếu tre được ngâm và xử lý mối mọt trước khi sử dụng thì có thể bền đến vài năm. Để làm con đường 100 mét, chỉ cần 10 nhân lực làm trong 3 ngày. Ngoài việc bỏ ngày công thì không tốn thêm bất cứ chi phí gì vì vật dụng chỉ là cây tre, vốn có sẵn trong vườn nhà hay nương đồi.

Chị Hà Thị Hạnh, một người dân xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn, sau khi tham quan “con đường bê tông tre” phấn khởi cho biết: “Thấy người dân bên này làm đường bêtông tre thì chúng tôi sang xem thế nào. Xem thì thấy rất thích. Làng tôi cũng gần đây, tre cũng có rất nhiều, đường thì còn nhiều chỗ bẩn. Về thì sẽ bảo anh em sang xem xem có học hỏi làm được không thì làm”.

Được biết, sắp tới thôn 3 sẽ được đầu tư làm đường bê tông, nhưng chỉ là tuyến chính, các tuyến đường phụ vẫn là sẽ đường đất. Việc sử dụng cây tre để cứng hóa các tuyến đường chắc chắn vẫn sẽ được bà con tính đến. Sáng kiến này cũng đáng để các địa phương vùng sâu, vùng xa tham khảo trong điều kiện đường sá đi lại còn hết sức khó khăn như hiện nay.

Xem thêm quá trình làm đường “betong tre”:

cho_betong_hoa_dan_lam_duong_betong_tre_1 cho_betong_hoa_dan_lam_duong_betong_tre_8 cho_betong_hoa_dan_lam_duong_betong_tre_3 cho_betong_hoa_dan_lam_duong_betong_tre_2 cho_betong_hoa_dan_lam_duong_betong_tre_7 cho_betong_hoa_dan_lam_duong_betong_tre_6 cho_betong_hoa_dan_lam_duong_betong_tre_4 cho_betong_hoa_dan_lam_duong_betong_tre_10 cho_betong_hoa_dan_lam_duong_betong_tre_11

Nguồn ảnh: FB: Diệu Ân, Nội dung: VOVGT

Ý kiến tham luận

Welcome

Share.

About Author

Chuyên trang thông tin văn hóa, thể thao, thắng cảnh, ẩm thực Yên Bái.BTQ hi vọng đây sẽ là 1 sân chơi bổ ích dành cho các bạn, BQT mong muốn nhận được những chia sẻ về nơi mình sống, những nét đẹp văn hóa...Mọi đóng góp xin gửi đến mail: info@dulichsuoigiang.com, Xin chân thành cảm ơn!