Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc – Đông Bắc và trung du Bắc bộ, phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía tây giáp tỉnh Sơn La.
Với địa hình độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển đã mang đến cảnh quan đặc sắc cho Yên Bái. Có thể kể đến như ruộng bậc thang Mù Cang Chải, chè xanh Suối Giàng hay khu du lịch Hồ Thác Bà…
Nếu bạn hỏi tôi câu hỏi đó, tôi sẽ không ngần ngại trả lời rằng “4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông” mùa nào cũng đẹp. Mỗi mùa, mỗi tháng trong năm thì Yên Bái lại khoác lên mình một màu sắc khác nhau, đủ khiến bạn phải say mê và háo hức. Và rồi dù có đến 4 – 5 lần hay nhiều hơn thế nữa thì Yên Bái sẽ vẫn “chinh phục” bạn theo một cách khác nhau.
Ví thử như vào tháng 5 – 6 đến Yên Bái, lên thẳng Mù Cang Chải bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tạo hóa và con người qua bức tranh ruộng bậc thang mùa nước đổ. Hoặc tháng 9 – 10, cũng là ruộng bậc thang nhưng lại mang một màu sắc khác, màu vàng ươm đều tăm tắp của những bông lúa chín căng.
Còn đến tháng 9 – 11, mùa mưa của Tây Bắc cũng vừa hết, thời tiết trở nên dễ chịu, chưa chuyển sang cái lạnh của mùa đông. Bạn có thể hít “no bụng” cái mùi thơm ngai ngái của núi rừng, của tiết trời trong trẻo.
Những bạn nào muốn được trải nghiệm ngâm mình trong những con suối nước nóng giữa cái lạnh mùa đông của Tây Bắc thì hãy xách balo và đến Yên Bái vào tháng 12 – 1 hàng năm hoặc ngắm hoa mận hoa đào trước thêm xuân.
Không tự nhiên mà nhiều người mặc định điều đó, vì Mù Cang Chải là một địa điểm đại diện cho vẻ đẹp của Yên Bái.
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái, với trên 90% dân số là đồng bào Mông.
Nơi đây đặc biệt nổi tiếng bởi sự hùng vĩ của thiên nhiên và những triền ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt đẹp tựa những vân tay của đất trời được tạo nên từ thiên nhiên tạo hóa và con người. Hơn 700 ha ruộng, trong đó 50% tập trung ở 3 xã là La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình trải dài suốt đoạn đường từ đèo Khau Phạ về đến trung tâm thị trấn.
Từ Hà Nội để đến với Mù Cang Chải, bạn có thể lựa chọn đi theo hướng Quốc lộ 32, để khám phá đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc.
Hoa cải rực vàng tại Suối Giàng.
Suối Giàng
Suối Giàng là xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, nằm ở độ cao 1.371 m so với mực nước biển, với diện tích 5.922 ha, được biết đến với các loại đá cảnh quý vân hoa tím, xanh với nhiều hình thù kỳ thú phân bố chủ yếu ở dãy núi Khỉ, thôn Kang Kỷ, thôn Suối Lóp…
Mùa hoa Tam giác mạch tại Suối Giàng.
Ở đây, ngoài những sản vật nổi tiếng của miền sơn cước như rau cải mèo, su su, pơ mu, các loại củ, quả, nét hấp dẫn du khách tìm đến với Suối Giàng còn là văn hóa trà của người Mông.
Chẳng những được mãn nhãn trước khung cảnh tuyệt đẹp, bạn còn được thưởng thức đặc sản chè shan tuyết nức tiếng xa gần ngay tại cái nôi sản sinh cây Chè Tổ.
Vùng chè cổ thụ Suối Giàng nằm ở một số thôn như: Giàng Cao, Giàng B, Păng Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu nếp sống sinh hoạt giản dị, mộc mạc của người Mông dưới chân núi.
Hồ Thác Bà
Nằm ở phía Tây Bắc, hồ Thác Bà được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà.
Hồ Thác Bà nằm trong địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái, với diện tích gần 23.500 ha và hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy đã mang đến cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền ảo và rất thân thiện, hữu tình.
Những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan…
Ngoài ra, ở Yên Bái còn rất nhiều địa danh – thắng cảnh nổi tiếng khác như:
Thác Pú Nhu: Nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10 km về phía tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20 m được chia thành nhiều bậc.
Đèo Lũng Lô: Nằm ở ranh giới giữa tỉnh Yên Bái và tỉnh Sơn La. Đối với những người ưa mạo hiểm thì chinh phục đèo Lũng Lô để lên tới Thượng Bằng La là một trong những trải nghiệm thú vị.
Hồ Chóp Dù: Nằm cách trung tâm thành phố Yên Bái độ hơn chục cây số, thuộc xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên. Là hồ nước đẹp thơ mộng và yên tĩnh, một địa điểm rất thú vị để du khách có thể khám phá thiên nhiên, tham gia vào các hoạt động vui chơi, câu cá để tận hưởng bầu không khí trong lành nơi đây.
Cung đường trekking bạn có thể qua các ngọn núi nổi tiếng ở Việt Nam là Tà Xùa, Tà chì nhù hay tứ đại tử địa Háng đề chơ…
Hành trình khám phá và trải nghiệm Yên Bái nên kéo dài từ 3 – 4 ngày, để đảm bảo việc di chuyển nhiều sẽ không bị mệt. Đồng thời, có đủ thời gian để bạn khám phá được nhiều địa danh hơn.
Nếu có dịp một lần đến thăm Yên Bái, ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên, bạn cũng nên dành chút thời gian thưởng thức nét ẩm thực nơi đây. Những món ăn tưởng đơn giản, nhưng được chế biến một cách cầu kỳ, khéo léo, mang đậm vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc sẽ khiến bạn “ăn một lần là nhớ mãi không quên”!
Xôi ngũ sắc là một trong những món ăn đặc trưng nhất của người Yên Bái.
Xôi ngũ sắc: Món ăn này hội tụ được những giá trị truyền thống và hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương. Xôi được tạo màu từ sự két hợp của nhiều loại lá cây rừng, khi xôi chín sẽ được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màu: xanh – đỏ – tím – vàng – trắng.
Thịt trâu gác bếp: Món thịt trâu gác bếp là món ăn đặc trưng của người Thái đen, món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi.
Bánh chưng đen: Để tạo được màu đen cho chiếc bánh, sẽ lấy thân cây núc nác tước vỏ, hoặc hoa cây vừng đen đốt thành than, giã mịn như bột, trộn lẫn với gạo nếp, đảo đều cho đến khi gạo quyện với bột thành màu đen. Khi nếm từng miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được hương vị rất thơm ngon và mùi vị dịu mát từ lá rừng.
Cốm Tú Lệ: Vào đầu mùa thu hoạch (Khoảng tháng 4 và tháng 10 hàng năm), may mắn, bạn sẽ được thưởng thức cốm Tú Lệ ngon chẳng kém gì cốm Làng Vòng nức tiếng ở Hà Nội.
Cốm Tú Lệ được giã tay nên vẫn giữ được độ dẻo thơm đầy tinh tế.
Nhà hàng quán ăn ngon tại Yên Bái
Nhà hàng Tây Bắc
Địa chỉ: Tổ 6, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Nằm ở trung tâm thành phố Yên Bái, là địa điểm dừng chân lý tưởng để bạn ghé thăm và thưởng thức đặc sản dê núi, lợn mán, gà đồi…vô cùng hấp dẫn.
Nhà hàng Thắng Vịt
Địa chỉ: Tổ 48, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái
Đến đây, bạn có thể thưởng thức nhiều món ngon khác nhau như: lẩu vịt , lẩu gà, lẩu cá hồi, lẩu dê, lẩu nấm, lẩu hải sản, lẩu thập cẩm…
Nhà hàng Đại Hưng
Địa chỉ: Số 60, Đường Lê Lợi, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái
Phục vụ hơn 120 món ăn từ các món khai vị độc đáo đến các món đặc sản tươi sống như: Baba, kỳ đà, dúi, cá (Cá Quả, cá Tầm, cá Lăng, cá Chiên, cá ngạnh, cá Diêu Hồng, cá trắm đen, cá Nheo)
Nhà hàng Tâm Băng
Địa chỉ: 144 Đinh Tiên Hoàng, thành phố Yên Bái.
Nhà hàng có không gian thoáng mát, trang trí theo phong cách vùng miền Phục vụ các món ăn ba miền và đặc sản Yên Bái như: trâu gác bếp, lợn cắp nách…
Chi phí ăn uống ở Yên Bái khá rẻ, trung bình chỉ từ 50.000 – 100.000 đồng/ người/ tùy món.
Để di chuyển đến Yên Bái khá dễ dàng, bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân hoặc xe khách:
Đối với phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô): Bạn xuất phát từ nội thành Hà Nội đi thẳng theo Đại lộ Thăng Long. Sau đó, đi theo quốc lộ 32 – qua cầu Trung Hà – huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) – rồi qua thị xã Nghĩa Lộ, xã Tú Lệ (huyện Văn Chấn) của Yên Bái trước khi vượt đèo Khau Phạ để tới Mù Cang Chải. Thời gian phụ thuộc vào tốc độ di chuyển, tầm từ khoảng 7 tiếng – 8 tiếng.
Khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn cần đặc biệt lưu ý mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành an toàn giao thông đường bộ. Nếu trời tối, nên lựa chọn phương án dừng lại tìm phòng nghỉ, tuyệt đối không tiếp tục đi cố.
Khi đi cần chú ý quan sát hai bên đường. Vì cung đường bắt đầu từ địa phận Yên Bái, có rất nhiều gia cầm, gia súc thả ra đường, nên bật đèn và ra tín hiệu còi, nhất là với những đoạn khúc cua.
Đối với phương tiện xe khách: Từ Hà Nội bạn có thể đón xe ở bến Mỹ Đình, Gia Lâm, Giáp Bát…Một ngày có rất nhiều chuyến với khung thời gian khác nhau. Các hãng xe chạy từ Hà Nội đi Yên Bái có thể kể đến như Việt Phương, Thành Huy, Thành Lan, Hải Phượng…. Thời gian xe chạy khoảng 4 giờ. Mức giá vé xe ô tô từ Hà Nội đi thành phố Yên Bái là khoảng 100.000 đến 150.000 đồng tùy chất lượng nhà xe.
Đến thị xã Nghĩa Lộ, bạn tiếp tục bắt tiếp xe bus để đến Mù Cang Chải hoặc có thể thuê xe máy tại Nghĩa Lộ với mức chi phí khoảng 200.000 đồng/ ngày.Hoặc có thể thuê xe ô tô có lái tại Nghĩa Lộ đi các tỉnh bạn.