Đến với Yên Bái là đến với điểm du lịch đầy hấp dẫn trên đỉnh núi cao ngút ngàn, ẩn chứa phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và hiếm có.Tỉnh Yên Yên Bái rất phong phú với nhiều cảnh đẹp như Mù Cang Chải, hồ Thác Bà, Suối Giàng, Tà Xua, thác Pú Nhu, Tà chì Nhù, vùng văn hóa Mường Lò…
Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc – Đông Bắc và trung du Bắc bộ, phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía tây giáp tỉnh Sơn La.Với địa hình độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 m so với mực nước biển, cảnh quan. ruộng bậc thang Mù Cang Chải, chè xanh Suối Giàng, hay khu du lịch Hồ Thác Bà…
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái, với trên 90% dân số là đồng bào Mông. Từ Hà Nội để đến với Mù Cang Chải, bạn có thể lựa chọn đi theo hướng Quốc lộ 32, để cùng với đó khám phá đèo Khau Phạ, một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc.Tour mù cang chải
Mù Cang Chải nổi tiếng với khách du lịch bởi sự hùng vĩ của thiên nhiên và những triền ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Hơn 700 ha ruộng, trong đó 50% tập trung ở 3 xã là La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình trải dài suốt đoạn đường từ đèo Khau Phạ về đến trung tâm thị trấn, quyến rũ mê người từ màu vàng óng của những nương lúa.
Săn mây trên đỉnh Tà Xùa Tà Xùa (Xã Bản Công, H.Trạm Tấu, Yên Bái) đang là điểm đến săn mây hấp dẫn của các nhiếp ảnh gia và bạn trẻ thích xê dịch trong những năm trở lại đây. Tà Xùa được hợp lại từ ba đỉnh núi hùng vĩ, quanh năm thường được mây ngàn bao phủ, và là ranh giới tự nhiên giữa Sơn La với Yên Bái.Độc đáo bộ ảnh cưới trên đỉnh Tà Xùa
Đến Tà Xùa, bạn có thể đi giữa rừng nguyên sinh, những cây cổ thụ rêu phong phủ kín phảng phất mùi thơm của gỗ, những vạt hoa rừng khoe sắc trong gió đông, những biển mây trôi bồng bềnh, phiêu lãng…
Ghé thăm thác Pú Nhu Thác Pú Nhu nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10 km về phía tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20 m được chia thành nhiều bậc.
Ở khu vực thác, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng 26 độ C, khí hậu trong lành, mát mẻ thật lý tưởng cho những chuyến dã ngoại trong ngày. Những thềm đá được nước đổ xuống chảy êm đềm trên những mảng rong xanh sẽ để lại ấn tượng cho ai từng trầm mình trên đó mà thả hồn theo dòng nước, quên đi những lo toan bộn bề của cuộc sống.Thác Pú Nhu thực sự là điểm du lịch hấp dẫn của những ai yêu thiên nhiên hoang dã và muốn tìm hiểu về đất và người Mù Cang Chải.
Du lịch Hồ Thác Bà Nằm ở phía Tây Bắc Tổ quốc, hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà.
Hồ Thác Bà nằm trong địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên, với diện tích gần 23.500 ha, với hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt nước cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình.Những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan…
Bản văn hóa Ngòi Tu Bản Ngòi Tu thuộc xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Với những đặc trưng riêng, Ngòi Tu hấp dẫn du khách không những bởi khung cảnh đẹp, hoang sơ mà còn bởi nơi đây là sự hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Dao, Cao Lan, Nùng, trong đó chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng.
Đến với Ngòi Tu, ngoài việc được thưởng thức những món ăn dân dã, bạn sẽ còn được hòa mình vào phong cảnh hữu tình, say lòng cùng những làn điệu dân ca, những điệu múa: làm chay, xúc tép, rước dâu truyền thống… Những bạn thích lang thang khám phá còn có thể tham gia trekking núi Yến, núi Cao Biền hoặc đạp xe khắp bản để khám phá văn hóa của người Dao.
Khám phá “tứ đại tử địa” Háng Tề Chơ Háng Tề Chơ (Háng Đề Chơ) là bản xa nhất của xã Làng Nhì, Trạm Tấu, Yên Bái. Đây là một bản tập trung khoảng vài chục hộ dân người Mông Đen, bản cũng sở hữu ngọn thác cùng tên Háng Tề Chơ, được coi là một ngọn thác đẹp trong danh sách các điểm đến của Tây Bắc.
Để vào được bản Háng Tề Chơ (hay bản Đề Chơ), du khách phải đi bộ vài tiếng, bởi đường ở đây chỉ dành cho ngựa, còn xe máy không thể đi vào. Từ quãng rẽ Làng Nhì – Háng Tề Chơ, du khách phải vượt qua thêm chừng 10 con dốc dựng đứng 25 độ. Chính sự hiểm trở của nơi đây đã thôi thúc bước chân chinh phục của những lữ khách
Vùng văn hóa Mường Lò Cách thành phố Yên Bái 80 km về phía tây, Mường Lò nằm gọn trong lòng thị xã nghĩa Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn.Miền tây vùng lòng chảo Mường Lò là hội cư của hơn 10 dân tộc anh em tạo nên một vùng văn hoá độc đáo có một không hai ở khu miền tây hoa ban trắng. Mường Lò là điểm mút của dãy Hoàng Liên dài 180 km, rộng 30 km. Từ lâu, đã có người ví đây là cánh đồng lớn thứ hai của vùng Tây bắc hùng vĩ, mộng mơ. Mường Lò nổi tiếng với gạo trắng nước trong với hương vị gạo tẻ và chè.
Ở Mường Lò chẳng ai còn nhớ nổi những điệu múa xoè có từ bao giờ trong cộng đồng người Thái, thế nhưng trải qua bao thăng trầm của cuộc sống thì những ai còn đam mê những điệu xoè thì vẫn chắt chiu, gìn giữ coi như là một thứ tài sản quý. Có dịp đến thăm những bản làng người Thái vào mùa xuân, ngày rằm, hay khi thóc đã đầy bồ, trái đã chín đầy vườn bạn sẽ bị cuốn vào những điệu múa xoè chứa đựng bao niềm hân hoan, phơi phới.
Du lịch Suối Giàng khám phá những cây trà cổ thụ
Vùng chè cổ thụ Suối Giàng nằm ở các thôn Giàng Cao, Giàng B, Păng Cáng, Tập Lăng I, Tập Lăng II, Suối Lóp… Ngoài ra, du khách có thể tham quan các đồi chè ở tầng thấp với phong cảnh thiên nhiên hữu tình và tham gia vào cuộc sống sinh hoạt giản dị, mộc mạc của người Mông dưới chân núi.
Lên Trạm Tấu – Ruộng bậc thang tháng 6
Khi nhắc đến những thửa ruộng bậc thang đảm bảo các bạn nghĩ ngay đến những địa danh như Mù cang chải (Yên Bái), Ý Tý (Lào Cai), Hoàng su phì (Hà Giang)….Nhưng hôm nay Chè sẽ giới thiệu cho các bạn địa điểm ngắm ruộng bậc thang cực đẹp và trái với mùa ruộng bậc thang ở các địa điểm kể trên.Đó chính là ruộng bậc thang ở Trạm Tấu của tỉnh Yên Bái.Một địa điểm cực kì mới trong bản đồ ruộng bậc thang ở Việt Nam.
Lý do vì sao Chè lại giới thiệu cho các bạn về địa điểm này? Vì :
– Ruộng bậc thang ở Trạm Tấu là một địa điểm mới cho giới đam mê xê dịch, du khách và cộng đồng phượt, rất hoang sơ và chưa có ai khai phá.
– Nét đẹp các thửa ruộng bậc thang nơi đây không kém cạnh gì các địa điểm như Mù cang chải , Ý tý hay Hoàng su phì.
– Điều vô cùng đặc biệt là bạn có thể đi ngắm lúa trái mùa so với các địa điểm trên.Mùa của ruộng bậc thang nơi đây bắt đầu từ đầu tháng 6 và kết thúc đầu tháng 7 hằng năm.Thời điểm này so các địa điểm có ruộng bậc thang đang là mùa nước đổ…
Trạm tấu cách thị xã Nghĩa Lộ 30km và cách Hà Nội (theo quốc lộ 32) 230km.Bạn có rất nhiều phương án lựa chọn di chuyển đến nơi này.
Địa điểm ngắm lúa: Hiện tại là thời điểm lúa bắt đầu ngả vàng chín rộ, ruộng bậc thang và lúa có từ khoảng cách 7~10 km cách trung tâm huyện Trạm Tấu.Các bạn có thể vừa đi vừa ngắm và checkin các địa điểm dọc đường đi mà các bạn khám phá được.Lượng ruộng bậc thang nơi đây thì không bằng Mù cang chải nhưng độ đẹp cũng không kém cạnh gì ở Mù cang chải.
Lời khuyên: Bạn có thể kết hợp chuyến đi ngắm lúa và trekking săn mây một trong hai đỉnh núi là Tà Xùa và Tà Chì Nhù.Bên cạnh đó nếu bạn đi vào đúng mùa nước đổ của ruộng bậc thang Mù cang chải thì sẽ là một sự kết hợp rất tuyệt vời.Bạn vừa có thể ngắm ruộng bậc thang mùa nước đổ mà lại vẫn thỏa sức trek mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang tại Trạm Tấu.Điều này chưa từng bao giờ có trong các chuyến hành trình của các bạn.
So với nóc nhà Đông Dương Fansipan, đường lên Tà Chì Nhù có vẻ khó khăn hơn, do địa hình của Yên Bái nhiều núi đá. Con đường độc đạo lên đỉnh núi dựng đứng, trải dài như vô tận.Đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979 m thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Thời tiết khắc nghiệt, nhưng đây là nơi lý tưởng để ngắm đại dương mây vào những ngày trời đẹp.
Nằm trong khối núi Pú Luông thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, đường lên chinh phục ngọn núi cao thứ 6 Việt Nam này được đánh giá là rất khó khăn do địa hình khắc nghiệt, đòi hỏi sức bền và sự dẻo dai. Tuy nhiên vẻ đẹp của mây ngàn, gió núi lại rất cuốn hút những tay máy thích săn ảnh và dân phượt mê khám phá.Đỉnh núi này có nhiều tên gọi tùy theo từng dân tộc. Người dân tộc Thái gọi là Phu Song Sung. Người dân tộc Mông gọi là Chung Chua Nhà, còn tên phổ biến là Tà Chì Nhù.
Săn mây trên đỉnh Phình Hồ – Trạm Tấu
Chạy từ hướng Tú Lệ về Văn Chấn, qua Gia Hội đã thấy dải núi giăng thành trước mặt cheo leo một con đường, đó là đường tới Phình Hồ.Một vết vạch màu trắng bám lơ lửng trên cao, ngửa đến đau cổ mà vẫn thấy con đường sao mà cao và xa xôi quá. Ấy là lúc trời trong.
Nếu hôm nào trời nhiều mây thì vạch màu trắng sẽ trở nên khi mờ khi tỏ thấp thoáng giữa những đám bông gòn trắng toát. Nếu không may gặp ngày trời mưa gió, có lẽ sẽ không đủ dũng khí để thực hiện hành trình chinh phục Phình Hồ – Làng Nhì
Phình Hồ là một xã của người Mông thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Con đường vào đây là độc đạo, nó có thể ví như một chiếc bậc thang để lên trời hái mây đuổi gió. Qua thị xã Nghĩa Lộ chừng vài cây số có một lối mòn nhỏ bên tay phải, một biển hiệu Phình Hồ 10km, con đường đất gập ghềnh và lổng chổng đá sỏi, xẻ những rãnh nước ngang dọc trên bề mặt, đủ khiến những tay lái yếu bóng vía phải chờn lòng.
Suối nước nóng Bản Hốc Vùng đất với 80% là dân tộc Thái, vì thế khi đặt chân đến bản Hốc, du khách sẽ được tham quan những ngôi nhà sàn, học cách người dân bản địa dệt vải, nấu rượu hay say đắm trong những điệu múa xòe của những cô gái Thái.Bản Hốc là một bản bình yên của người Thái cách trung tâm huyện Văn Chấn khoảng 5 Km. Bản làng từ lâu được du khách yêu thích khám phá cung đường Tây Yên Bái chọn làm trạm dừng chân đầu tiên, nạp nguồn năng lượng mạnh mẽ cho những cung đường gay go kế tiếp.
Tại đây có dòng suối Nhì bắt nguồn từ Thác Hoa ở Trạm Tấu chảy đổ xuống, qua đèo cao thung sâu mang đầy khí trời, hơi gió nên quanh năm mát mẻ. Khi dòng Nhì chảy qua bản Hốc xã Sơn Thịnh thì sinh nguồn nước nóng. Nhiệt độ dòng suối trung bình từ 50 đến 60 độ C với độ khoáng khá tốt. Du khách có thể chọn hồ khoáng nóng do người dân bản xây với chi phí 7.000 – 10.000/ người, còn với những ai yêu thiên nhiên hoang sơ có thể ra đồng ngâm mình dưới lòng suối thỏa thích hít thở khí trời.
Bản Co Cọi, xã Sơn A, Văn Chấn.
Từ huyện Văn Chấn, bạn đi tiếp Quốc lộ 32A khoảng 37 km sẽ đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã Sơn A, rẽ trái, theo đường liên thôn 2 km là tới danh thắng suối nước nóng bản Co Cọi.
Bắt nguồn từ suối Cài chảy dọc theo thung lũng Nậm Cài, tới địa phận bản Co Cọi thung lũng Nậm Cài mở rộng, dòng suối uốn quanh bên cánh đồng xanh huyền ảo, thấp thoáng những ngôi nhà sàn dân tộc Thái trong sương mai. Tại bãi bồi xuất lộ nhiều điểm phun nước nóng.
Được nhân dân xây dựng với đường kính 4m, sâu 2m; xây tường bao quanh và có 6 bể tắm ngoài trời, hiện nay một số tư nhân đang khai thác và xây dựng thành 3 khu nhà tắm, gồm 50 phòng tắm, có hệ thống dẫn nước từ bể chính vào từng phòng tắm. Với giá vé 10.000 đồng/người, mỗi ngày khu nhà tắm cũng đem về bình quân 300.000 đồng.
Bản Mù Trạm Tấu Thuộc xã vùng cao, Bản Mù mang vẻ đẹp đậm chất miền núi với những dãy núi cao khoảng 1.000m so với mực nước biển, lớp sương mờ ảo bao quanh những triền núi lúc mờ lúc tỏ hiện lên vẻ đẹp đầy mê hoặc.
Bản Lìm Mông Đặt chân đến bản Lìm Mông vào mùa lúa chín vàng, du khách sẽ ngỡ như mình lạc vào thế giới hư ảo với những cánh đồng rộng mênh mông, với hương lúa thơm ngọt.
Đi chợ đá quý Lục Yên