Ngỡ ngàng trước biển mây tại Phình Hồ – Trạm Tấu

0
6/8 - (3 votes)

Chạy từ hướng Tú Lệ về Văn Chấn, qua Gia Hội đã thấy dải núi giăng thành trước mặt cheo leo một con đường, đó là đường tới Phình Hồ.Một vết vạch màu trắng bám lơ lửng trên cao, ngửa đến đau cổ mà vẫn thấy con đường sao mà cao và xa xôi quá. Ấy là lúc trời trong.

bien-may-yen-bai

Toàn cảnh vùng lòng chảo Mường Lò trong biển mây.

Nếu hôm nào trời nhiều mây thì vạch màu trắng sẽ trở nên khi mờ khi tỏ thấp thoáng giữa những đám bông gòn trắng toát. Nếu không may gặp ngày trời mưa gió, có lẽ sẽ không đủ dũng khí để thực hiện hành trình chinh phục Phình Hồ – Làng Nhì.

Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-8

Không cần phải leo Tà Xùa xa xôi.

Phình Hồ là một xã của người Mông thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Con đường vào đây là độc đạo, nó có thể ví như một chiếc bậc thang để lên trời hái mây đuổi gió. Qua thị xã Nghĩa Lộ chừng vài cây số có một lối mòn nhỏ bên tay phải, một biển hiệu Phình Hồ 10km, con đường đất gập ghềnh và lổng chổng đá sỏi, xẻ những rãnh nước ngang dọc trên bề mặt, đủ khiến những tay lái yếu bóng vía phải chờn lòng.

Sau dăm ba khúc quanh, con đường bắt đầu nhoài mình ra lưng núi, đã thấy những đồi chè non xanh mượt nằm như bát úp trải dài về cuối chân trời. Cánh đồng Mường Lò xa tít tắp. Văn Chấn bình yên dưới kia, một dòng suối uốn quanh mát lành. Suối Giàng – dải đất bên sườn tây dãy Hoàng Liên Sơn – cheo leo phía đối diện, xanh màu cây, nâu đỏ màu đất, bồng bềnh màu mây trắng. Giống như bạn đang là một người tí hon đứng ở trên thành một lòng chảo khổng lồ và sửng sốt ngắm nhìn những dải núi vây tròn quanh Văn Chấn, Nghĩa Lộ. Hương chè xanh ngai ngái len nhẹ giữa đám cỏ lau mọc dại ven đường. Khung cảnh thật khoáng đạt, diệu vợi và bạn thì ngợp trong nắng trong gió.

Xem thêm: 

Vẻ đẹp hoa mận trắng Tây Bắc

Ngỡ ngàng hoa tam giác mạch tại Suối Giàng

Khám phá Đệ nhất thác Háng Đề Chơ

Đường vào Phình Hồ đang được đổ bêtông từng đoạn, đã có taluy âm đang dựng ngổn ngang bên mép vực. Một khúc quanh như lao vào mây. Nếu bạn là người sợ độ cao thì chuyến đi này quả là không phù hợp. Khi chiếc xe đi về phía khúc cua, một cảm giác rơi hẫng hụt trong không gian bao la sẽ làm bạn nghẹn thở và giật mình. Những trải nghiệm đặc biệt ấn tượng và cuốn hút, vừa phiêu lưu mạo hiểm vừa thách thức gọi mời.

Phình Hồ cách Tà Sì Láng bởi một cái vực sâu hoắm khổng lồ. Hai xã nằm ở hai sườn của hai dãy núi khác nhau, luôn nhìn thấy nhau gần tới mức như thể hai người bạn láng giềng nhưng thực tế là “biển trời cách mặt” do không có đường bộ nối liền, phải chạy vòng qua Văn Chấn để gặp nhau. Cung đường dốc ngược như một vết dao chém ngọt vào vách núi da xanh đến mịn màng, đứng trên sườn bên này nhìn sang, lạ kỳ sao mãi vẫn không muốn dời chân đi.

Trung tâm xã Phình Hồ giờ đã có nhà xây lợp mái tôn đỏ và quét ve vàng, nổi bật giữa những mái nhà lợp gỗ pơmu cheo leo trên sườn núi. Đường vào xã bây giờ không phải là đường dành riêng cho ngựa và người đi bộ nữa. Ôtô đã có thể vào tận bản trong mùa khô, còn xe máy thì ra vào hằng ngày.

Nhiều người biết đến Phình Hồ – Làng Nhì, một xã nằm sâu cách Phình Hồ chừng 10km cũng đường độc đạo với những con dốc dựng ngược và lởm chởm đá, chính là một vựa pơmu khổng lồ ở phía tây Yên Bái. Dân “phượt” vẫn hay thì thầm với nhau về hình ảnh những đoàn ngựa thồ túc tắc 2 súc gỗ pơmu hai bên sườn ngựa im lìm đi trong ráng chiều. Vậy nên hành trình từ Phình Hồ vào Làng Nhì của chúng tôi khá hồi hộp và căng thẳng.

Chiều xuống nhanh, mây từ sau núi lãng đãng vây quanh những đỉnh cao nhất che khuất mặt trời. Đoàn người ngựa hiện lên nhỏ xíu cuối cung đường ngoằn nghèo, cần mẫn nối đuôi nhau, bước từng bước thong dong. Bắt đầu thở bằng không khí có mùi gỗ pơmu mới xẻ thơm lừng. Giống như thể mình đang ở trong không gian của một câu chuyện cổ tích vùng Địa Trung Hải mà mẹ vẫn thường kể. Đoàn người ngựa cứ lần lượt, lần lượt lướt qua từ phía ngược chiều…

Vào đến Làng Nhì trời đã sầm sập tối. Chặng đường vừa đi không phải dễ dàng gì, vì vậy chúng tôi quyết định quay ra ngay thị xã để nghỉ đêm. Lỡ hẹn với cả Nhì trên, Nhì dưới – vốn là hai bản của xã Làng Nhì, nơi có rất nhiều những gốc chè cổ thụ một vòng tay ôm không xuể…Đường về nhà. Mùi gỗ pơmu cứ luẩn quẩn bám vào tóc tai, vào da thịt, vào quần áo và trở thành một nỗi ám ảnh, như một lời hẹn sẽ còn quay trở lại nơi này…

Mời quý độc giả cùng thưởng thức những hình ảnh đẹp của biển mây Phình Hồ Trạm Tấu Yên Bái do nhiếp ảnh Trần Hiếu ghi lại được.Được biết anh Hiếu đang là một thầy giáo nhưng có niềm đam mê nhiếp ảnh…Mọi hình ảnh đóng góp xin vui lòng gửi về mail:nguyenvanhuy.bk@gmail.com.Hãy cũng chung tay quảng bá cho quê hương mình.

Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7

Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7

Thời gian này, khi mà buổi sáng ở Mường Lò trời có nắng nhưng nhiều sương mù thì chỉ cần lên Phình Hồ nhìn xuống sẽ thấy cả lòng chảo Mường Lò là một biển mây.

Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7 Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7

Ngo-ngang-ve-dep-bien-may-phinh-ho-tram-tau-7

Thời gian này, khi mà buổi sáng ở Mường Lò trời có nắng nhưng nhiều sương mù thì chỉ cần lên Phình Hồ nhìn xuống sẽ thấy cả lòng chảo Mường Lò là một biển mây

Photo: Trần Hiếu.

Ý kiến tham luận

Welcome

Share.

About Author

Chuyên trang thông tin văn hóa, thể thao, thắng cảnh, ẩm thực Yên Bái.BTQ hi vọng đây sẽ là 1 sân chơi bổ ích dành cho các bạn, BQT mong muốn nhận được những chia sẻ về nơi mình sống, những nét đẹp văn hóa...Mọi đóng góp xin gửi đến mail: info@dulichsuoigiang.com, Xin chân thành cảm ơn!